Ngày nay, ngày càng có nhiều người tìm kiếm các sản phẩm dinh dưỡng cao nhầm bồi bổ sức khỏe. Trong đó, Yến sào là một trong những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người yêu thích. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trên thị trường, nhiều người đã mạnh dạng xây dựng mô hình nuôi yến trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu về kĩ thuật nuôi yến sử dụng công nghệ Malaisia mới.
Chim yến là loại chim sống và làm tổ ở những hoang đảo ngoài biển. Ở Việt Nam, chim yến có tên Colloccalia fucipha germani hay còn gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus.
Đối với chim yến nuôi trong nhà cần các điều kiện sau:
Để nuôi yến đúng kĩ thuật và tạo năng suất cao, yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm chính là khí hậu vào nhiệt độ ở vị trí nhà yến. Nhiệt độ trung bình tại nhà yếu phải đạt từ 26 – 31 độ C, và tùy vào vùng miền và đàn chim yến có thể chấp nhận sống trong điều kiện nhiệt độ trong nhà không đồng đều. Độ ẩm thích hợp từ 74-85%. Chim yến sẽ không vào làm tổ khi độ ẩm luôn thấp dưới 74%. Cường độ ánh sáng trong nhà yến phải dưới 50 lux.Chim yến vẫn chấp nhận làm tổ và sinh sản trong môi trường độ ẩm 89-92%, tuy nhiên sản lượng sẽ giảm 15-18%.
Chim yến thường có tập tính ở 3 hướng Đông, Nam, Bắc. Các cửa hang sẽ thường hứa về phía Đông chiếm 55,6%. Cửa hang hứa Bắc và Nam chiếm 44,6%. Vì sự tương thích về thời gian và chu kì chiếu sáng nên các chim Yến thường được chọn hang hướng Đông. Vì thế hướng lỗ ra vào các cửa nhà nuôi yến cũng được bố trí theo các hướng này. Về kĩ thuật nuôi chim yến, chọn hưỡng lỗ ra hướng Đông và nếu chuồng cu năm ở một phần giữa nhà yến thì có một phần trong nhà bị ảnh hưởng nhưng cười độ ánh sáng dưới 0,5 độ lux vẫn không bị ảnh hưởng đến sinh hoạt của Yến. và nếu chuồn cu nằm ở cuối cùng hướng Đông thì toàn bộ nhà yến cường độ ánh sáng dưới 0,02 lux
Các chú chim Yến thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày và thường rời nhà từ 5h28 phút – 5h36 phút sáng. Đi trong vòng 86 – 87 phút và về nhà lúc 16h55. Các thời điểm rời đi của chim Yến có sự thay đổi chu kì chiếu sáng và các hoạt động của chim Yến trong mưa giao phối và sinh sản. Ở thời kì chim Yến sinh sản và cả chim đực và chim cá thi nhau ấp trứng 2 lần/ngày. Trong mùa sinh sản, thời kì chim ghép đôi và làm tổ chim yến rời nhà và về nhà 1 lần/ngày. Thời kì nuôi và chăm sóc con non 4-5 lần/ngày.
Chim yến sinh sản thường theo mùa và tầm thời gian giữa tháng một chim Yến sẽ bắt đầu làm tổ và đợi đến giữa tháng 3 sẽ bắt đầu đẻ trứng. Cả chim mẹ và chim bố sẽ cùng nhau làm tổ và ấp trứng chim con. Chim yến là loài sinh sống khá ổn định và bay đi bay về đúng hang, đúng tổ theo những hướng rất ổn định.
Chim yến non lúc mới nở có hình dáng trụi lông và có màu hồng nhạt. Sau một tuần tuổi, chim non bắt đầu đâm lông tơ cứ như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi. 30-40 ngày tuổi lông mọc đều, khoảng 45 ngày có thể bay được. Chim yến 8-10 tháng tuổi thành thục và bắt đầu đẻ trứng. Chim yến xây tổ khoảng 30-80 ngày, giao phối và đẻ trứng 5-8 ngày, ấp trứng 23-30 ngày, từ khi trứng nở đến khi bay khỏi tổ là 43-46 ngày. Chim yến bắt đầu ghép đôi sống chung sau 3-4 tháng tuổi.
Trong việc nuôi chim yến lấy tổ, nhịp độ sinh sản của Yến sẽ phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ yến. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ nhưng bị mà bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ lại, chính đều ấy làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim Yến. Hãy nghiên cứu thật kĩ về các kĩ thuật và chu trình nuôi yến để có thể thu lợi một lợi nhuận thật cao từ việc nuôi Yến.