Bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không

Yến sào là thực phẩm quý chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho việc chống lại và điều trị bệnh hiệu quả. Những người bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không?

Những bệnh nhân bị tiểu đường luôn cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nghiêm ngặt nhằm đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn. Yến sào là loại thực phẩm tăng cường sức khỏe hàng đầu. Có ý kiến cho rằng việc sử dụng thực phẩm này có thể cải thiện tình trạng bệnh nhưng cũng nhiều người phản bác vì tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao, những người bị tiểu đường cần tránh vì nó có thể khiến cho lượng đường trong máu cao hơn. Vậy thật hư là gì? Hãy cùng tham khảo giải đáp dưới đây.

Bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không

Yến sào đối với người bệnh tiểu đường

Tiểu đường ăn yến sào được không

Tổ yến được làm từ 100% nước bọt của loài chim yến nên thành phần hoàn toàn không chứa đường. Do đó những người bị bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo ảnh hưởng đến đường huyết. Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa nhiều khoáng chất, protein và các nguyên tố vi lượng khác giúp bổ sung dưỡng chất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến từ bệnh tiểu đường.

Công dụng yến với bệnh tiểu đường

Không chỉ thích hợp để dùng cho những người đã và đang điều trị với bệnh tiểu đường. Trong tổ yến sào còn có thành phần giàu chất dinh dưỡng quý giá, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh này. Cụ thể:

Ổn định lượng đường trong máu: Sản phẩm này chứa 2 loại axit amin là leucine và isoleucine với chức năng giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngăn ngừa đường trong máu cao. Chất Phenylalanin trong thực phẩm này có có tác dụng giúp hỗ trợ hình thành hemoglobin ( giúp cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy và glucose đến các bộ phận khác trên cơ thể) có tác dụng giúp bổ máu. Vì vậy, ăn yến sào sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Ngăn ngừa sự đề kháng insulin: Theo nghiên cứu, tổ yến có khả năng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin của cơ thể  nhờ đó giúp đường đi vào tế bào dễ dàng hơn để tạo ra năng lượng trong cơ thể.

Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân: Do quá trình kiêng khem kéo dài, do đó bệnh nhân mắc chứng tiểu đường không thể thoát khỏi việc thiếu các chất dinh dưỡng. Bổ sung yến sào ngay lúc này là hợp lý vì các dưỡng chất quý trong thực phẩm này sẽ giúp người bệnh khỏe hơn mà không tác động đến đường huyết.

Bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không

Cải thiện và tăng cường sức đề kháng: Serine, alanin có trong tổ yến sào sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giải tỏa những căng thẳng, stress đồng thời giảm chứng viêm nhiễm, viêm loét tiểu đường.

Giúp chữa lành vết thương: Những người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm hơn so với người bình thường, các vết thương lúc này cũng mất rất nhiều thời gian để chữa lành. Trong khi đó sử dụng yến sào sẽ giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng khi hồng cầu bị tổn thương. Với một số axit amin hàm lượng cao như axit aspartic, proline , valine trong tổ yến có thể giúp phục hồi các tế bào và mô cơ.

Tổ yến dùng cho người bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, những người bị bệnh tiểu đường khi sử dụng tổ yến sào có thể cung cấp thêm chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng và thúc đẩy quá trình kiểm soát đường huyết, tuy nhiên việc xử lý tổ yến như thế nào là rất quan trọng. Việc dùng không đúng cách không chỉ điều trị biến chứng tiểu đường mà còn làm tăng lượng đường trong máu. Vậy cần lưu ý gì khi người bị bệnh tiểu đường ăn yến sào?

Ăn với liều lượng vừa đủ

Nhằm đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của loại thực phẩm này thì người bệnh nên dùng thường xuyên với liều lượng vừa phải. Cụ thể, trong thời gian điều trị thì chỉ nên dùng 5g tổ yến mỗi ngày, dùng cách ngày. Nếu sau khi điều trị có kết quả tốt, nên giảm xuống 3 – 4 g yến mỗi ngày. Ngoài ra tùy thuộc vào mỗi thể trạng khác nhau mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng.

Chế biến yến sào đúng cách

Bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không

Yến sào khi chế biến cho những người mắc bệnh tiểu đường cần cực kỳ lưu ý về vấn đề kết hợp với các nguyên liệu. Tuyệt đối không nấu tổ yến chung với đường phèn mà chỉ nên dùng loại đường ăn kiêng dành riêng cho đối tượng này. Ngoài ra khi chế biến những món mặn như súp, hầm, nấu cháu thì cần cho thêm rau củ hoặc dùng gạo lứt, gạo mầm để nấu tránh tình trạng người dùng nạp quá nhiều chất gây đường.

Món ăn tốt cho tiểu đường

Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường, các món ăn được chế biến từ tổ yến sào cũng phải cẩn thận hơn. Dưới đây là  món ăn đến từ yến sào rất tốt cho những đối tượng này mà bạn có thể tham khảo:

Nấu tổ yến với giấm táo: Nếu bạn vẫn thích vị ngọt nhưng không muốn tăng lượng đường trong máu thì có thể chế biến tổ yến với giấm táo. Chỉ cần thực hiện các bước chưng yến như bình thường. Món ăn này không chỉ tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch mà còn ngăn cản lượng đường trong máu của bạn. Táo tàu giúp làm giảm tình trạng kháng Insulin và chất oxy hóa trong nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nấu cháo yến với yến mạch: Yến mạch cực kỳ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bởi nó có hàm lượng chất xơ đóng vai trò làm giảm lượng đường trong máu. Để tránh ngán khi thưởng thức, bạn có thể cho thêm thịt băm và lượng gia vị vừa đủ để tăng khẩu vị cho người bệnh. Cách nấu rất đơn giản giống cháo thông thường và cuối cùng bạn cho yến sào vào khi cháo đã chín rồi thưởng thức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến thành những món ặn dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường chẳng hạn gà hầm yến sào, yến hầm hạt sen, yến sào với trái cây… rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã lý giải giúp bạn bị bệnh tiểu đường ăn yến sào được không. Mong rằng những thông tin ở trên sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức hay ho nhờ đó bạn có chế độ ăn uống đúng cách để không khiến tình trạng của mình thêm tồi tệ hơn. Với những người mắc bệnh này, nên dùng tổ yến nguyên chất, các loại yến pha sẵn thường sẽ có thêm một lượng đường nhất định và bạn cần nên tránh. Nếu bạn mua yến sào đã qua chế biến, nên đọc kỹ các thành phần có trong sản phẩm trước khi sử dụng.

Tags: